Đảo của VNCH, nguyên tắc estoppel và công hàm của TT Đồng

Rùa Hoàng Sa

(Tiếp kỳ trước)

Mình kể câu chuyện này cho mọi người nghe.

Ở xóm kia có 3 người láng giềng. Ở giữa là Đồng. Một bên Đồng là Nam. Bên kia là Trung.

Nhà Nam có cái xe. Xưa nay Đồng biết xe đó là của Nam. Đồng cũng ước ao một ngày nào đó chiếc xe đó trở thành của mình.

Một hôm, Trung tới gõ cửa nhà Đồng. Trung bảo Đồng, “Cái xe kia kìa, từ nay nó là của tao, nhá.” Đồng ừ. Cũng có thể trong bụng Đồng nghĩ là nó không (hay chưa) phải của mình, mình nói gì mà chả được.

Hôm sau, Trung qua nhà Nam, đấm Nam gãy quai hàm, rồi cướp xe mang về nhà.

Hôm sau nữa, Đồng cưới con gái Nam. Cô này là con một Nam, cô có cái tên rất dài, là Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam.

Rồi Đồng bỏ thuốc độc cho Nam chết. (Luật xóm này bỏ thuốc độc bố vợ không bị phạt.) Tài sản Nam, trở thành của vợ chồng Đồng.

Nam đã chết, Đồng xông qua nhà Trung, đòi cái xe lại. Đồng bảo Trung, “Xe đó trước của Nam, bây giờ Nam chết, nó là của tao.

Trung cãi, “Hôm nọ mày ừ rồi.” Đồng không chịu. Đồng bảo Đồng có chứng cứ lịch sử.

Vậy chiếc xe đó về tay ai? Theo một nguyên tắc gọi là “estoppel,” Đồng không có quyền đòi cái xe đó, vì hôm trước Đồng đã đồng ý nó là của Trung rồi – dù là vào lúc đó chiếc xe đó không phải của Đồng. Nguyên tắc estoppel không xử là chiếc xe đó của Trung, chỉ xử là Đồng không có quyền đòi.

* * * *

Về công hàm 1958 của TT Phạm Văn Đồng, có một luồng lập luận giải thích cách để rút hai quần đảo Trường Sa Hoàng Sa ra ngoài tầm của sự “ghi nhận,” “tán thành,” và “tôn trọng” trong công hàm. Lập luận đó khá dễ hiểu, như sau:

* Công hàm được ký năm 1958. Năm đó, ông Phạm Văn Đồng là thủ tướng của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Mà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, theo hiệp định Giơ neo (do ông Đồng ký), có lãnh thổ từ vĩ tuyến 17 trở lên.

* Hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa nằm ở dưới vĩ tuyến 17, thuộc lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa.

* Vì vậy, Trường Sa Hoàng Sa không phải của chính phủ ông Đồng, làm sao ông đem cho được.

Luồng lập luận này tiếp tục với nước Việt Nam thống nhất sau 1976:

* Sau 1975, chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam thừa hưởng những gì từng là của Việt Nam Cộng Hòa.

* Sau thống nhất 1976, Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thừa hưởng những gì từng là của Cộng hòa Miền Nam Việt Nam và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Vậy CHXHCNVN thừa hưởng Trường Sa Hoàng Sa của VNCH xưa, và bây giờ đòi.

Đây là một lập luận rất khéo. Và nếu so sánh với câu chuyện ở trên, nó khá có lý:

Khi Trung nói “xe của tôi nhá” mà Đồng ừ, thì không thể nói Đồng bán xe hay dâng xe, vì có phải của Đồng đâu mà dâng với bán.

Nghe cũng xuôi, nhưng có cái gì đó kỳ kỳ.

Cái kỳ kỳ đó, là sau đó Đồng lại chạy qua nhà Trung bảo, trả xe tao đây, Nam chết nó là của tao rồi.

Có cái gì đó không đàng hoàng, không quân tử, không tử tế giữa chuyện hôm trước thì ừ hôm sau thì giành.

.

Sự tử tế áp đặt bằng luật

Đừng tưởng “đàng hoàng tử tế” không có chỗ đứng trong quan hệ quốc tế. Trong quan hệ ngoại giao, cũng như trong công pháp quốc tế, người ta đòi hỏi sự đàng hoàng tử tế. Sự đàng hoàng tử tế đó tiếng Anh gọi là good faith, tiếng La tinh gọi là bona fides (từ đó, có chữ tiếng Anh, bona fide).

Một trong những thuyết của luật pháp dùng để áp đặt sự tử tế (hờ hờ, tử tế phải áp đặt chứ; nếu tự biết tử tế, đã chả cần luật pháp làm gì) là nguyên tắc estoppel. Tiếng La tinh dài hơn, dùng cả một câu dài, venire contra factum proprium non valet.

‘Chứng cứ lịch sử’ được dùng để xử ngôi đền này thuộc Cambodia

Estoppel là một thuyết khá quen thuộc với giòng luật gốc Anh, và cũng có áp dụng trong công pháp quốc tế.

Estoppel đại khái là thế này. Nếu bên A có những hành động hay lời nói gì đó khiến cho bên B (có thể tưởng nhầm) mà làm một việc gì đó thì A chịu trách nhiệm chuyện đó.

Estoppel có hai yếu tố: Một, là  một hành động, lời nói, hay sự không hành động, không nói, của A. Hai, là “reasonable reliance” của B.

Thí dụ, nếu tớ ậm ừ sao đó làm bạn tưởng tớ muốn nhờ bạn đi chợ mua họ một bó rau. Bạn mang rau về, tớ bảo, có hợp đồng mua rau đâu mà đòi tớ trả tiền lấy rau. Thì mặc dù cái ậm ừ đó chưa đủ yếu tố cấu thành một hợp đồng, nhưng nếu nó đủ để làm cho bạn tưởng lầm, thì tớ chịu trách nhiệm và phải mua lại bó rau đó, như thể là có một hợp đồng vậy.

Cái đó là estoppel (danh từ). Động từ là to estop. Người ta sẽ nói tớ bị “estopped” để không thể chối là không có hợp đồng.

Estoppel đã từng được dùng trong công pháp quốc tế, cụ thể là trong vụ phân xử đền Preah Vihear giữa Thái LanCambodia. Trong án lệnh đó, tòa án dùng hai thuyết khác nhau để xử là Thái Lan đã mất quyền đòi đền Preah Vihear. Một thuyết là sự đồng tình (acquiescence), rằng Thái Lan đã không phản đối khi Pháp (cai trị Cambodia) khẳng định chủ quyền trên đền này. Và thuyết thứ nhì, là dầu cho Thái Lan không có đồng tình đi nữa, sự ậm ừ nửa vời của Thái Lan đã khiến cho Pháp và Cambodia dựa vào đó, tin tưởng vào đó, nên Thái Lan bị mất quyền (bị estopped) không được đòi nữa.

Với Trường Sa Hoàng Sa, rất có thể một tòa án quốc tế sẽ áp dụng nguyên tắc good faith/estoppel với công hàm Thủ tướng Đồng.

Hôm trước, khi Trung bảo, xe đấy của tao, lẽ ra Đồng đã phải nói, “Ủa, tao tưởng của Nam mà.”

Khi không nói năng gì, thì hôm sau Đồng không được quyền chạy tới nhà Trung, đòi trả xe vì “tao thừa hưởng xe của Nam.”

Trung Quốc nói: Đảo này, đảo này, đảo này, của tôi nhá.

Đảo đó có thể không phải của VNDCCH thật, nhưng VNDCCH lại cũng không nói gì là “đảo đó không phải của tôi nhá, tôi không có ý kiến,” hay một câu đại khái thế – một thứ “disclaimer” mà một người cẩn trọng bao giờ cũng viết thêm.

VNDCCH không nói gì, Trung Quốc xông vào lấy.

Đó là estoppel. Điều này khiến cho khi CHXHCNVN (là hậu thân của VNDCCH) thừa hưởng tài sản của VNCH/CHMNVN, thì trong số tài sản đó sẽ không thể có những đảo đó. Chuyện Đồng muốn thừa hưởng chiếc xe mà Đồng đã công nhận là của Trung, không thể thực hiện được, bị estop rồi.

.

Lối ra? Kỳ tới (kỳ chót, thật đấy) tớ sẽ đề nghị một lối ra cho công hàm TT Đồng

This entry was posted in Chính trị, Nghiêm túc and tagged , . Bookmark the permalink.

34 Responses to Đảo của VNCH, nguyên tắc estoppel và công hàm của TT Đồng

  1. Pingback: Tin thứ Hai, 11-07-2011 « BA SÀM

  2. Pingback: Đảo của VNCH, nguyên tắc estoppel và công hàm của TT Đồng | phamdinhtan

  3. Kỳ Lân says:

    Cám ơn anh VQHN. Cách giải thích của anh thật là dễ hiểu.

  4. Haivan says:

    Cho du tren phuong dien luat phap ,cong ham cua Pham van Dong goi Chu An Lai nam 1958 co gia tri hay khong co gia tri ,thi voi tu cach ca nhan , doi voi dan toc va dat nuoc Viet Nam , Pham Van Dong van la mot ten ban (dang) bien dao cua to tien de lai cho ngoai bang . Cho du Hoang Sa , Truong Sa nam duoi vi tuyen 17 va thuoc quyen quan ly cua VNCH , nhung Pham Van Dong la nguoi Viet Nam , nguoi Viet Nam cho du o dau cung khong the cong nhan chu quyen cua mot nuoc khac tren cho du mot tac dat cua to tien , ngoai tru do la ke ban nuoc .
    Lich su dan toc Viet Nam phia duoi ten cua Tran Ich Tac va Le Chieu Thong se co ten cua Pham van Dong va Ho chi Minh .

  5. Ai Oán says:

    Nếu có Tinh Thần Dân Tộc cao, vì đất nước vì nhân dân trên hết, thi không ai đi ký công hàm như Phạm Văn Đồng.

  6. LS Dan Viet says:

    Thang Trung an cuop cua thang Nam, chiec xe cua thang Nam bi cuop chu khong phai thuan mua vua ban. Thang Nam tuy chet roi nhung truoc do van con di san dang tranh chap chiec xe voi thang Trung. Thang DONG (bo vo} duoc thua ke thi duong nhien phai doi di san nay.

    • Hao-Nhien Vu says:

      Thằng Nam mà còn sống, thì đòi được. Cô vợ thằng Đồng, cũng đòi được. Nhưng thằng Đồng thì bị estopped, không được quyền đòi, vì lỡ miệng ừ rồi. That’s the point.

  7. Ls Dan Viet says:

    Luc thang Dong chua vo thi chiec xe khong phai cua no, day vao lam chi phien phuc voi thang Trung. Nhung sau nay khi no lay vo (That’s the time) thi chinh luc do tai san cua vo no la cua no. Thang DONG duong nhien phai co trach nhiem doi phan thua ke cho vo cua minh. Vo thang Dong den nay van con song chua bi thuoc CHET duoc.

  8. Bác LS Dan Viet có vẻ vẫn chưa đọc kĩ bài viết nhỉ.

    “Thí dụ, nếu tớ ậm ừ sao đó làm bạn tưởng tớ muốn nhờ bạn đi chợ mua họ một bó rau. Bạn mang rau về, tớ bảo, có hợp đồng mua rau đâu mà đòi tớ trả tiền lấy rau. Thì mặc dù cái ậm ừ đó chưa đủ yếu tố cấu thành một hợp đồng, nhưng nếu nó đủ để làm cho bạn tưởng lầm, thì tớ chịu trách nhiệm và phải mua lại bó rau đó, như thể là có một hợp đồng vậy.”

    >>> Point ở đây là khi thằng Trung nói “xe thằng Nam kia kìa, của tao nhé”, Đồng “ừ, tao đồng ý” phát là có vấn đề rồi. Cái công hàm đó đương nhiên có giá trị kha khá trong tranh chấp. Tòa hỏi, tại sao khi Trung nói thế Đồng ko bảo là “Cái xe đó có phải của tao đâu mà mày hỏi tao/ Mày tranh chấp với thằng kia ấy, tao ko biết gì nhé”, lúc đó bác trả lời thế nào?

    Quan trọng là hậu duệ của Đồng cứ nghĩ rằng lối “đi dây” thế là khôn, lúc đó phải nói thế để có sự ủng hộ của Trung (để đánh được nhà Nam!) Nhưng đời không đơn giản vậy. Cái khôn (lỏi) của kiểu lối hành xử lấp lửng “đi dây” như vậy bao giờ cũng phải đến lúc trả nợ.

  9. Cu Nhan Luat Hoc says:

    Cu Nhan Luat:
    May’ anh cmt vay la hieu sai roi, bi dinh huong ” bo rau” muh confusion het. Vu nay toi xin de LS Dan Viet giai dap cho lcac anh. Toi chi xin dinh huong truoc nhu sau:
    Cu The Truong hop nay la : can chu y :
    Khi Nam chet toan bo ts de lai cho con gai’ ( thuc ra la con gai nuoi)., vi cac con ruot khac da choi’ bo nghia vu , quyen loi tai sai va di biet xu’ lap nghiep. Dong lay con gai Nam ( muh thuc ra Dong chinh la cha ruot. thuc su , dieu nay ko fai ai cung biet ) thi Dong phai co trach nhiem voi ts truoc day cua vo. Lap luan kieu gi thi Trung van la thang an cuop. Se bi toa bat giam, neu toa ” co the ” dua Trung ra toa ! =))

    Can chu y- Dong va Nam , truoc khi gian nhau, the se 1 mat mot con, thi deu la 2 ae ruot cung huyet thong.

  10. Hoàng Thị Gái says:

    Một lời nói sai của một vị sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam làm thiệt thòi rất nhiều:
    Trước ngày 30/04/1975 đã có một thỏa thuận không chính thức của VNCH và VNDCCH: Tổng thống Dương Văn Minh thay mặt Chính phủ VNCH đầu hàng vô điều kiện Chính phủ VNDCCH!
    Đến khi QĐNDVN húc đổ được cánh cổng sắt trước cửa Dinh Độc lập và tiến vào Thủ phủ của VNCH ông Dương Văn Minh mời đại diện CP VNDCCH ra bàn ký kết bàn giao miền Nam Việt Nam cho miền Bắc Việt Nam thì vị SQ kia quá tràn ngập trong niềm vui chiến thắng đã tuyên bố một câu xanh rờn: “Các anh không còn gì để bàn giao!”
    Đau sót quá; Hoàng Sa – Trường Sa ở đó mà vị SQ này nông nổi quá làm mất mất những gì lúc đó chưa nhìn thấy; làm uổng mất bao nhiêu máu của bao binh lính quân đội VNCH và CHXHCNVN sau này!

  11. Hoàng Thị Gái says:

    “Thời thời thế; thế thời thời thế” các bạn ạ!

  12. Pingback: Lối ra cho công hàm TT Đồng « TIN TỨC HÀNG NGÀY – Online

  13. CâyTre says:

    Tôi theo rất sát về Biển Đông,và lời phân tích của vqhn rất lôgic và đúng theo Luật của Công pháp Quốc Tế…..còn luật của CSVN hay TQ thì còn phải Chờ xét lại..!!!Vậy cách giải quyết Biển Đông cho cụ thể và rốt ráo là:Tài Liệu,Văn Kiện,Hiêp Định……trước Quốc Tế(HĐBA.LHQ)thì mới có giá trị-Nhưng,Tàu Cộng chỉ muốn nói chuyện tay đôi với CSVN…và CSVN thì đang nằm trong Rọ dưới áp lực Trong&Ngoài nước….Thế mới là Gay!!!Mập mờ đánh lận con đen phải không Đảng(Công nhận cũng Chết mà phủ nhận thì Khổ)???hay còn chiêu gì hay hơn 2 Bao Cao Su thì Tung Ra cho DÂN TỘC VIỆT NAM sáng mắt coi chơi….!!?Mau chóng Hội nghị các đỉnh cao trí t..ồi lại xem sao??!!và nhân tiện Ta giải quyết luôn các Kiến Nghị,Thông Cáo của các Nhân Sĩ …luôn ….!!Saigon,16/7/2011-8h40′.

  14. TN Tuấn says:

    Hoàng Thị Gái says:
    “Trước ngày 30/04/1975 đã có một thỏa thuận không chính thức của VNCH và VNDCCH: Tổng thống Dương Văn Minh thay mặt Chính phủ VNCH đầu hàng vô điều kiện Chính phủ VNDCCH!”

    Bạn có thể cho biết thêm về “thỏa thuận không chính thức của VNCH và VNDCCH” vừa nói được không ?

  15. Paul says:

    Tôi được biết,ngày Apr 28 1975,trong khi khi các tầu chiến của VNDCCH ra chiếm lại các đảo của VNCH thì chánh phủ VNDCCH đã tiếp xúc với CHND Trung hoa với hy vọng thật mơ hồ ”đề nghị các đồng chí bàn giao lại quần đảo Hoàng sa” nhưng bị từ chối thẳng thừng.Sau đó chưa đầy hai tháng,Trung quốc chính thức đưa ra các tài liệu về Công hàm 1958 và viện ngay luật estopel.
    Việc bàn cãi về luật này chiếm quá nhiều thời gian trên các diễn đần.Nhiều ý kiến đưa ra giả thiết Việt nam và Tàu cộng đưa nhau ra tòa án quốc tế phân xử.Nếu vậy,Việt nam không thể thắng được bởi chính cái luật này.Thế còn Trung quốc thì sao? Họ cũng không thắng nổi,bởi hình thức ngang nhiên đánh chiếm đảo từ VNCH,một chánh phủ có chủ quyền khác và đã lên tiếng phản đối nhiều lần tại diễn đàn LHQ.Ngoài ra,chánh phủ Liên xô cũng chính thức lên án hành động này cùng thời gian 1974. Trong luật,”hành động chiếm hữu một cách bất minh” không bao giờ được thừa nhận. Như vậy sự nhùng nhằng không phân xử được.Hơn nữa,Tòa án quốc tế chỉ được họp khi cả hai bên đều đồng ý đưa nhau ra. Đằng này,cả TQ lẫn VN đều không đồng ý ra tòa nên cái giả thiết nhiều quý vị đưa ra không thể có thực,viết nhiều mất thời giờ.

  16. Pingback: THỦ TƯỚNG PHẠM VĂN ĐỒNG ĐÃ HÀNH XỬ HỢP LÝ KHI KÝ CÔNG HÀM 1958 (Luật gia Trần Đình Thu) « Ngoclinhvugia's Blog

  17. Pingback: VỀ “CÔNG HÀM 1958″ CỦA THỦ TƯỚNG PHẠM VĂN ĐỒNG (LS Nguyễn Trọng Quyết) « Ngoclinhvugia's Blog

  18. Pingback: NHÂN NGÀY 30-04 NGHĨ GÌ VỀ BỨC CÔNG HÀM PVĐ 1958 ? (Lê Quốc Trinh) | Ngoclinhvugia's Blog

  19. Lĩnh says:

    Đó cũng là một kinh nghiệm mà sao mấy bạn commenter cứ nả pháo vào lịch sử thế nhỉ? Mình nã lịch sử bằng pháo thì không biết tương lai lấy cái vũ khí gì để nã lại mình!?!
    Giành nhiều đất chỉ tỏ ra mình là kẻ tham lam thôi
    Với lại nhiều đất thì nhiều dân=>lợi ích trung bình cũng thế thôi. Họ cũng có liên quan gì đến mình đâu.
    Nói chung chắc bị “mị” quá nhiều là lâu về sự “yêu nước” rồi

  20. Trần Nhật Quang says:

    Đã ai đọc công hàm chưa ? Công hàm chỉ ủng hộ tuyên bố của TQ về chủ quyền hải phận 12 hải lý tính từ bờ (đường cơ sở), không hề nhắc gì Hoàng-Trường Sa, vì HS-TS nằm ngoài hải phận 12 hải lý của TQ. Tuyên bố của TQ có nhiều điểm, nhưng công hàm chỉ ủng hộ 1 điểm 12 hải lý thôi mà. Các bạn xuyên tạc, chính là các bạn đang ủng hộ luận điệu của TQ đấy.

  21. Pingback: HÓA GIẢI CÔNG HÀM PHẠM VĂN ĐỒNG 1958 ? (Nam Nguyên – RFA) | Ngoclinhvugia's Blog

  22. Pingback: HÓA GIẢI CÔNG HÀM PHẠM VĂN ĐỒNG 1958 ? (Nam Nguyên – RFA) | Ngoclinhvugia's Blog

  23. Pingback: HÓA GIẢI CÔNG HÀM PHẠM VĂN ĐỒNG 1958 ? | CHÂU XUÂN NGUYỄN

  24. Pingback: SAU 40 NĂM NHÌN LẠI HẢI CHIẾN HOÀNG SA (Dương Danh Dy – Vietnamnet) | Ngoclinhvugia's Blog

  25. Pingback: CÔNG HÀM PHẠM VĂN ĐỒNG (Dương Danh Huy & các tác giả khác) | Ngoclinhvugia's Blog

  26. Pingback: Công hàm Phạm Văn Đồng | CHÂU XUÂN NGUYỄN

  27. Pingback: ***TIN NGÀY 18/3/2014 -Thứ Ba. « ttxcc6

  28. Pingback: VỀ CÔNG HÀM DO PHẠM VĂN ĐỒNG KÝ NGÀY 14/9/1958 (tin tổng hợp) | Ngoclinhvugia's Blog

  29. Pingback: VỀ CÔNG HÀM DO PHẠM VĂN ĐỒNG KÝ NGÀY 14/9/1958 (tin tổng hợp) | CHÂU XUÂN NGUYỄN

  30. trang says:

    lịch sử VN 4000 năm có triều đại nào Đinh Lê Lý Trần …v.v rước giặc tàu vào nước nó giúp không công,hay chỉ chờ cơ hội đó để cướp nước ta,từ khi hồ chí minh rước giặc tàu vào VN gây ra cuộc nội chiến tương tàn thì họa mất nước bắt đầu từ đây…

  31. Trần Ngọc says:

    Xin lỗi tác giả bài viết đã đọc Công hàm 14/9/1958 của TT Phạm Văn Đồng chưa mà phán như đúng rồi vậy, tôi trích cho bạn đọc nhé:

    I.Tuyên Bố của Chính Phủ Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc về Lãnh Hải

    (Ðược thông qua trong kỳ họp thứ 100 của Ban Thường Trực Quốc Hội Nhân Dân ngày 4 tháng 9 năm 1958)

    Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc nay tuyên bố:

    (1) Bề rộng lãnh hải của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc là 12 hải lý. Ðiều lệ này áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Ðài Loan (tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác bởi biển cả) và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc.

    (2) Các đường thẳng nối liền mỗi điểm căn bản của bờ biển trên đất liền và các đảo ngoại biên ngoài khơi được xem là các đường căn bản của lãnh hải dọc theo đất liền Trung Quốc và các đảo ngoài khơi. Phần biển 12 hải lý tính ra từ các đường căn bản là hải phận của Trung Quốc. Phần biển bên trong các đường căn bản, kể cả vịnh Bohai và eo biển Giongzhou, là vùng nội hải của Trung Quốc. Các đảo bên trong các đường căn bản, kể cả đảo Dongyin, đảo Gaodeng, đảo Mazu, đảo Baiquan, đảo Niaoqin, đảo Ðại và Tiểu Jinmen, đảo Dadam, đảo Erdan, và đảo Dongdinh, là các đảo thuộc nội hải Trung Quốc.

    (3) Nếu không có sự cho phép của Chính Phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, tất cả máy bay ngoại quốc và tàu bè quân sự không được xâm nhập hải phận Trung Quốc và vùng trời bao trên hải phận này. Bất cứ tàu bè ngoại quốc nào di chuyển trong hải phận Trung Quốc đều phải tuyên thủ các luật lệ liên hệ của Chính Phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc

    (4) Ðiều (2) và (3) bên trên cũng áp dụng cho Ðài Loan và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc.

    Ðài Loan và Penghu hiện còn bị cưỡng chiếm bởi Hoa Kỳ. Ðây là hành động bất hợp pháp vi phạm sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc. Ðài Loan và Penghu đang chờ được chiếm lại. Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc có quyền dùng mọi biện pháp thích ứng để lấy lại các phần đất này trong tương lai. Các nước ngoại quốc không nên xen vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc.

    II. CHÍNH PHỦ NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ CÔNG NHẬN QUYẾT ĐỊNH VỀ HẢI PHẬN CỦA TRUNG-QUỐC

    Sáng ngày 21.9.1958, đồng chí Nguyễn-Khang, Đại sứ nước Việt-nam dân chủ cộng hoà tại Trung-quốc, đã gặp đồng chí Cơ Bàng-phi, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao nước Cộng hoà nhân dân Trung-hoa và đã chuyển bức công hàm sau đây của Chính phủ ta:

    Thưa đồng chí Chu Ân-lai,

    Tổng lý Quốc vụ viện nước Cộng hoà nhân dân Trung-hoa,

    Chúng tôi xin trân trọng thông báo tin để đồng chí Tổng lý rõ:

    Chính phủ nước Việt-nam dân chủ cộng hoà ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng hoà nhân dân Trung-hoa, quyết định về hải phận của Trung-quốc.

    Chính phủ nước Việt-nam dân chủ cộng hoà tôn trọng quyết định ấy và chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung-quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà nhân dân Trung-hoa trên mặt biển.
    Chúng tôi xin kính gửi đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng.

    Hà Nội, ngày 14 tháng 9 năm 1958

    PHẠM VĂN ĐỒNG

    Thủ tướng Chính phủ

    nước Việt-nam dân chủ cộng hòa

    Như vậy, Công hàm chỉ nhắc đến việc đồng tình với TQ về hải phận 12 hải lý. Không nhắc gì đến việc công nhận những nội dung khác trong tuyên bố của TQ ngày 4/9/1958 về Hoàng Sa, Trường Sa.

  32. Trần Ngọc says:

    Hơn nữa:
    Estoppel là một nguyên tắc theo đó một quốc gia không có quyền nói hoặc hoạt động ngược lại với những gì mình đã nói hoặc hoạt động trước kia.

    Tuy nhiên, theo luật quốc tế, “Thuyết estoppel không có nghĩa là cứ tuyên bố một điều gì đó thì quốc gia tuyên bố phải bị ràng buộc bởi lời tuyên bố đó. Mục đích chính của nó ngăn chặn trường hợp một quốc gia có thể hưởng lợi vì những thái độ bất nhất của mình, và do đó, gây thiệt hại cho quốc gia khác.

    Vì vậy, estoppel phải hội đủ các điều kiện chính: 1. Lời tuyên bố hoặc hành động phải do một người hoặc cơ quan đại diện cho quốc gia phát biểu, và phải được phát biểu một cách minh bạch. 2. Quốc gia nại “estoppel” phải chứng minh rằng mình đã dựa trên những lời tuyên bố hoặc hoạt động của quốc gia kia, mà có những hoạt động nào đó, hoặc không hoạt động. 3. Quốc gia nại “estoppel” cũng phải chứng minh rằng, vì dựa vào lời tuyên bố của quốc gia kia, mình đã bị thiệt hại, hoặc quốc gia kia đã hưởng lợi khi phát biểu lời tuyên bố đó. 4. Nhiều bản án còn đòi hỏi lời tuyên bố hoặc hoạt động phải được phát biểu một cách liên tục và trường kỳ. 5. Ngoài ra, nếu lời tuyên bố đơn phương có tính chất một lời hứa, nghĩa là quốc gia tuyên bố mình sẽ làm hoặc không làm một việc gì, thì quốc gia phải thực sự có ý định muốn bị ràng buộc bởi lời hứa đó, thực sự muốn thi hành lời hứa đó”.

    Theo Hiệp định Genève 1954, 2 hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm phía Nam vĩ tuyến 17 tạm thời thuộc quyền quản lý của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa và chỉ Chính quyền này được phát biểu về các đảo. Trong thời điểm đó, dưới góc độ tài phán quốc tế, Chính phủ VNDCCH không có nghĩa vụ và quyền hạn hành xử chủ quyền tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

    Bà Monique Chemillier Gendreau, giáo sư công pháp và khoa học chính trị ở Trường Đại học Paris VII Denis Diderot, nguyên Chủ tịch Hội luật gia dân chủ Pháp cho rằng: “Việt Nam Dân chủ cộng hòa không phải là chính phủ, về mặt lãnh thổ, có thẩm quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Người ta không thể từ bỏ cái mà người ta không có quyền lực”. Gắn nội dung này vào với điều kiện 1 của estoppel có thể thấy, ông Phạm Văn Đồng không phải là người đại diện cho chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, nên dù ông có nói như thế nào về 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đều không có ý nghĩa pháp lý.

    Trong khi đó, đại diện của nước Việt Nam sau khi người Pháp ra đi, Chính phủ Nam Việt Nam luôn khẳng định duy trì quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, bằng nhiều Nghị định về quản lý các đảo, như Nghị định về quần đào Hoàng Sa được ký ngày 13/7/1961 thành lập đơn vị hành chính Định Hải; Nghị định ngày 21/10/1969 gộp xã đó với xã Hoa Long; hay việc sáp nhập các đảo Trường Sa vào tỉnh Phước Tuy ngày 22/10/1956, v.v… So sánh với điều kiện thứ 4 của estoppel cho thấy, có một tuyên bố được nhắc đi nhắc lại nhiều lần nhưng đó là sự khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa, chứ tuyệt đối không phải là những tuyên bố từ bỏ chủ quyền.

    Thêm một lý do nữa không thể vận dụng thuyết trong trường hợp này, vì với công thư của ông Phạm Văn Đồng, Trung Quốc không chịu bất cứ thiệt hại gì và Việt Nam cũng không hưởng được bất cứ lợi ích gì (không đáp ứng được điều kiện thứ 4 như đã nêu). Trên cơ sở phân tích này, có thể thấy lập luận của Trung Quốc dựa trên nguyên tắc estoppel của luật pháp quốc tế là hoàn toàn vô giá trị.

    (theo Vietnamnet)

  33. Pingback: Hoàng Sa Trường Sa là của VNCH hả ? | VQHN = Nhảm

Leave a comment